Chùa Ái Mộ, 31 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội chi tiết về địa chỉ ở đâu, số điện thoại, vị trí cũng như các đánh giá review từ người đã trải nghiệm tại Chùa Ái Mộ, 31 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội.
Nơi linh thiêng. Chùa Ái Mộ có tên chữ là “Thiên Định tự”. Ái Mộ là tên gọi của di tích theo địa danh của làng xưa kia. Chùa được dựng trên mảnh đất có bề dày lịch sử lâu đời gắn liền với Thăng Long địa linh nhân kiệt. Chùa Ái Mộ nằm phía trong đê sông Hồng, giáp cầu Long Biên, phía Bắc giáp xã Ngọc Thụy. Thời Nguyễn thuộc địa phận các xã Ái Mộ, Ngọc Lâm, Thượng Cát, tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đổi là số 38, thuộc quận 8, rồi phố của xã Ái Quốc (tức xã Hồng Tiến, sau đổi là xã Bồ Đề), thành phố Hà Nội. Nay chùa thuộc tổ 5, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên. Di tích nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 3km về phía Đông – Bắc. Từ trung tâm Thủ đô qua cầu Chương Dương, rẽ trái, đi tiếp khoảng 150m theo đường đê sông Hồng là tới di tích.
Chùa Ái Mộ là một di tích được khởi dựng từ rất sớm, để thờ Phật. Căn cứ vào những tấm bia hiện còn lưu giữ tại di tích, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa, được ghi lại trên các tấm bia: “Thiên Định tự bi ký” năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772), đã tu sửa lại toàn bộ các hạng mục của chùa; năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) trùng tu tòa Thượng Điện; tháng 4 năm Quý Mùi (1823) dựng lại hành lang phía Tây; năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) dựng Gác Chuông, Tam quan và dãy hành lang bên phải; năm Thành Thái thứ 6 (1894) tiếp tục sửa lại chùa và tô lại tượng. Ngoài ra, di tích còn có những đợt tu sửa nhỏ vào những năm: Gia Long thứ 8 (1809), Minh Mệnh thứ 21 (1840), Tự Đức thứ 11 (1858), Tự Đức thứ 21 (1868), Bảo Đại thứ 12 (1937). Nhưng do nhiều biến động của tự nhiên và xã hội, nên gốc cũ của chùa không còn được nguyên vẹn. Kiến trúc chùa hiện nay mang đậm dấu ấn của lần trùng tu vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Chùa rất đẹp và sạch sẽ
Chùa rất an toàn. Khuôn viên rộng rãi và trong làm
Chùa Ái Mộ có tên chữ là " thiên định tự". Ái Mộ là tên gọi của di tích theo địa danh của làng xưa kia. Chùa Ái Mộ nằm phía trong đê sông Hồng, giáp cầu Long Biên, phía Bắc giáp phường Ngọc Thụy. Từ trung tâm thủ đô qua cầu Chương Dương rẽ trái, đi tiếp khoảng 150m theo đường đê sông Hồng là tới di tích.Chùa Ái Mộ là một di tích được khởi dụng từ rất sớm, để thờ Phật. Khuôn viên của Chùa rộng thoáng đãng bao gồm các công trình kiến trúc sau: Tam quan kiểu gác chuông; khu chùa chính; Nhà Tổ; Nhà Mẫu và các nếp nhà liên quan khác. Tuy từng đơn nguyên có niên đại khời dựng ở các thời điểm lịch sử khác nhau, nhưng công trình này đều gắn bó tạo thống nhất và hài hòa.Chùa sạch sẽ, yên tĩnh và rất đẹp.
Làng Ái Mộ
Địa chỉ Chùa Ái Mộ
Nếu bạn đang có câu hỏi cần được giải đáp bạn có thể liên hệ gửi thông tin câu hỏi qua khung dữ liệu bên dưới và quay trở lại bài viết này sau vài giờ để xem câu trả lời. Các chuyên gia hoặc người quản lý địa chỉ cũng như những người đã từng trải nghiệm tại địa chỉ này sẽ trả lời cho bạn sớm nhất.
Thứ 7 được vào chùa k mọi người?
Cho mình hỏi: mình cần liên hệ đến địa chỉ thì phải làm sao?
Mình cần thông tin liên hệ phản ánh vài điều về địa điểm
Chào admin mình cần liên hệ mua textlink, đặt banner quảng cáo trên website timduongdi.com thì phải làm sao ạ.!
Chào admin! Mình cần liên hệ đặt textlink trên bài viết:
Liên hệ với chúng tôi thông qua biểu mẫu bên dưới. Chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất qua Email cho bạn.